Một thầy giáo trẻ bệnh nặng mong được bạn đọc hỗ trợ
Theo đó, chiều 5.3, Công an xã Vĩnh Lộc A tiếp nhận trình báo của anh T.V.L (34 tuổi, quê Kiên Giang, hiện ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) về việc bị 1 nam thanh niên hành hung sau va chạm xe máy.Cụ thể, khoảng 17 giờ 45 phút cùng ngày, anh L. đang chạy xe máy trên đường Rạch Cầu Suối, khi đến trước một căn nhà không số ở ấp 14, xã Vĩnh Lộc A thì bị một nam thanh niên chặn đánh.Vào cuộc xác minh, Công an xã Vĩnh Lộc A đã mời Nguyễn Hoàng Tài (19 tuổi, ở huyện Hóc Môn), là người điều khiển xe máy, dùng tay đánh anh L. lên làm rõ. Công an đã lập hồ sơ, lấy lời khai của Tài để xử lý theo quy định.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh nam thanh niên chạy xe máy chở theo nữ học sinh thì xảy ra va chạm với xe máy của người đàn ông chạy hướng ngược lại. Dù va chạm rất nhẹ, nam thanh niên chở theo nữ học sinh dùng tay đấm liên tiếp vào mặt người đàn ông va chạm xe với mình.Người đàn ông bị đánh sau đó bỏ đi vào nhà người dân. Lúc này, nam thanh niên chở nữ học sinh mới lên xe máy và rời đi.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 13.3.2024
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ còn 399 USD/tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan là 404 USD/tấn, Ấn Độ là 413 USD/tấn và Thái Lan là 431 USD/tấn.Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới liên tục đi xuống nhưng gạo Việt Nam giảm mạnh nhất do Philippines, thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam đang đẩy mạnh một loạt chính sách nhằm hạ giá gạo. Đáng kể nhất là việc nước này ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực vào ngày 4.2. Mục tiêu của chính sách này nhằm giảm giá gạo nội địa được cho là đang ở mức cao khoảng 45 - 58 peso/kg. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) tuyên bố trong tuần này sẽ bán gạo dự trữ 350.000 tấn cho các địa phương mức giá 33 peso/kg để các đơn vị này phân phối lại ra thị trường với giá 35 peso/kg (tương đương khoảng 15.300 đồng/kg).Những chính sách mới này ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu gạo của thương nhân Philippines. Mới nhất, họ trì hoãn hợp đồng nhập khẩu 350.000 tấn gạo để thương lượng lại giá. Là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới và là thị trường chủ lực của Việt Nam nên những diễn biến này khiến giá gạo Việt Nam tụt dốc không phanh. Chưa kể, thương nhân các nước khác thấy giá gạo liên tục giảm cũng tiếp tục chờ khiến cho tình trạng càng thêm xấu.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2024 Philippines tiêu thụ đến 46,1% trong tổng số 9 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam; đứng thứ 2 là Indonesia với 13,2% và Malaysia xếp thứ 3 với 7,5%. Còn trong tháng 1.2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 500.000 tấn và 308 triệu USD tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Nhộn nhịp ngày hội xuân trên cao nguyên đất đỏ M’Nông
Sáng 13.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp đánh giá công tác giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và bàn giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ ở một số công trình, dự án.Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 do UBND tỉnh giao hơn 8.311 tỉ đồng, tăng 1.200 tỉ đồng so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các ngành và địa phương hơn 7.323 tỉ đồng (đạt 88% kế hoạch). Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 2.668 tỉ đồng (đạt 91%), ngân sách tỉnh hơn 4.655 tỉ đồng (đạt 86%).Tuy nhiên, theo số liệu từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 7.3, kế hoạch vốn đầu tư công mới giải ngân 435,146 tỉ đồng, chỉ đạt 5,24% so với kế hoạch vốn UBND tỉnh Quảng Nam giao từ đầu năm và 6,1% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.Tiến độ giải ngân chậm có nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập trong công tác tổ chức triển khai tại địa phương, chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu sự sâu sát.Đáng chú ý, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn lớn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. Bên cạnh đó, sự phối hợp trong giải quyết khó khăn, vướng mắc giữa các đơn vị chủ đầu tư chưa kịp thời; nguồn cung vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát và đất san lấp, vẫn còn khan hiếm, tác động không nhỏ đến tiến độ triển khai công trình.Để mục tiêu giải ngân đạt 100% tổng vốn đầu tư công năm 2025, Sở Tài chính tỉnh kiến nghị cần tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cá nhân, đơn vị liên quan, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm; gắn trách nhiệm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị được giao với tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án. Ngoài ra, cần kiểm điểm, phê bình đối với các trường hợp không hoàn thành kế hoạch…Phát biểu tại buổi họp, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, yêu cầu phải tập trung phân bố vốn đầu tư công cho hết, vốn nào không phân bố được thì phải trả lại. Trong đó vốn của Trung ương thì trả cho Trung ương, nếu huyện không phân bố được thì phải trả lại tỉnh.Ngoài ra, cần phải tập trung vào việc điều chuyển vốn, phải làm quyết liệt ngay từ đầu, nơi nào tiêu không được thì phải điều chuyển đến nơi khác để tiêu được.Tập trung khắc phục các công trình, dự án chậm tiến độ, lãng phí, phải có biện pháp, lộ trình triển khai cho từng dự án cụ thể để tháo gỡ khó khăn này.Ông Dũng cũng đề nghị, đối với chính quyền phải tăng cường lãnh đạo cụ thể, thành lập tổ công tác chỉ đạo cụ thể công việc; vướng mắc ở đâu thì phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ chỗ đó một cách tỉ mỉ, cặn kẽ trong từng công việc."Tôi lưu ý là phải tránh cho được cái mất dân chủ, phải công khai minh bạch, không có cá nhân trong việc đầu tư xây dựng cơ bản này. Không có sân trước sân sau, lợi ích cá nhân. Ai mà có ý định sân trước sân sau, điện gửi người này, người kia thì cứ thông tin cho tôi, tôi sẽ cương quyết xử lý dứt khoát việc này", ông Dũng nói.Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện nay, nhiều công trình có vài trăm triệu, vài tỉ đồng thì không lưu tâm, để lại cuối năm thành một cục nợ lớn. "Tôi đề nghị các sở ngành làm chủ đầu tư ở một phần việc nhỏ cũng phải bắt tay vào làm ngay", ông Dũng yêu cầu."Chúng ta có tâm tư chuyện sáp nhập nhưng còn một ngày, một giờ làm việc thì cũng phải làm đến nơi, đến chốn, làm hết mình, không vì chuyện này chuyện kia. Chúng ta làm vì việc chung, vì dân, vì doanh nghiệp nên tập trung làm, làm hết sức mình", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh thêm.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, mô hình tổ chức chính quyền dù có thay đổi thế nào đi nữa, không còn huyện thì còn xã, đừng băn khoăn là đi đâu về đâu. "Công việc và nhiệm vụ không có gì thay đổi. Các công trình, dự án chậm tiến độ bằng cách nào, phương pháp gì, cách làm gì cũng phải sớm khắc phục để làm", ông Dũng yêu cầu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, yêu cầu phải xác định nhiệm vụ quan trọng của vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đây là động lực lớn nhất để chúng ta có thể triển khai mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ năm 2025. Có thể nói trách nhiệm về giải ngân vốn đầu tư công là trách nhiệm quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.Ông Triết cho rằng, trong bối cảnh hiện nay có nhiều thách thức, tác động tâm lý, nhiều vấn đề khác nhau nên rất dễ dẫn đến sao nhãng công việc. Vì vậy, trách nhiệm của UBND tỉnh, các địa phương, đặc biệt là cấp uỷ, người đứng đầu phải hết sức chú ý."Tôi đề nghị phải tập trung quyết liệt, trách nhiệm hơn, sâu sát thực tiễn hơn, thường xuyên hơn trong hoạt động cấp ủy, UBND các cấp. Đặc biệt lưu ý, tránh tình trạng hiện nay tâm lý bị tác động bởi những thông tin như hiện nay (chuyện sáp nhập – PV) dẫn đến trông chờ, làm việc cầm chừng; thậm chí có biểu hiện buông xuôi, né tránh những việc khó không làm nữa; đặc biệt không tham mưu xử lý những vấn đề vướng bận, bất cập", ông Triết nói.Theo ông Triết, đây là cuộc cách mạng để sắp xếp tinh gọn bộ máy nhưng cũng để lựa chọn cán bộ. Bởi trong thời điểm hiện nay, thái độ công việc, tinh thần trách nhiệm của cán bộ không chắc chắn, sau này sẽ khó tồn tại trong bộ máy mới. Đây cũng là là tiêu chí để lựa chọn cán bộ còn lại trong bộ máy mới.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tập trung phân bố hết nguồn vốn đầu tư công trong năm 2025. "Năm ngoái, Quảng Nam là 1 trong 5 tỉnh bị Trung ương phê bình khi không phân bố hết vốn đầu tư công. Chúng ta cứ ưng ôm cục tiền trong đó, trong khi điều kiện bố trí vốn lại không hề có. Tôi đề nghị rà soát lại, cái nào không đủ điều kiện bố trí vốn trong năm 2025, nhất là nguồn vốn Trung ương thì mạnh dạn trả lại cho Trung ương. Việc mình ôn lại cục tiền như vậy là đang góp phần tham gia vào việc gây ra lãng phí", ông Triết nhấn mạnh.
Hoa hậu Thùy Tiên nhận được sự quan tâm khi cô được một thương hiệu thời trang cao cấp công bố trở thành "Friend of the House" (người bạn thân thiết của nhãn hàng) tại thị trường Việt Nam. Hiện người đẹp đang có mặt tại Pháp để tham dự sự kiện của nhãn hàng này. Tuy nhiên, giữa lúc đang được chú ý, Thùy Tiên bất ngờ bị "réo tên" khắp các trang mạng xã hội vì liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ - sản phẩm hợp tác cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Trước đó, thông qua trang cá nhân, nàng hậu từng quảng cáo đây là sản phẩm tiện lợi, nhiều chất xơ, bổ dưỡng, đạt nhiều chứng nhận về chất lượng, phù hợp với trẻ em và người lớn. Ngoài bài đăng, Thùy Tiên còn trực tiếp tham gia nhiều phiên livestream cùng Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục để bán hàng, quảng cáo sản phẩm này.Thời gian qua, sản phẩm kẹo rau này liên tục vướng ồn ào, bị dân mạng cho rằng quảng cáo thổi phồng công dụng. Nhiều người liền "réo tên" Thùy Tiên vì cô từng công bố vai trò hợp tác với nhãn hàng. Thậm chí, dân mạng còn tràn vào trang cá nhân của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021, để lại nhiều bình luận chỉ trích, yêu cầu cô lên tiếng. Hiện nàng hậu sinh năm 1998 vẫn im lặng. Bên cạnh đó, dân mạng phát hiện người đẹp đã lặng lẽ xóa/ẩn các bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm này.Trước đó, Quang Linh Vlogs bị phản ứng vì giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" và sản phẩm này dành cho "những người không ăn được rau, nhìn thấy rau là chạy". Ngay sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì quảng cáo lố, TikToker nổi tiếng người Nghệ An đã phải lên tiếng xin lỗi vì truyền tải thông tin chưa chính xác, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Anh cho biết sau khi nhận ra sai sót thì các phiên livestream tiếp theo đã sửa và không nhắc đến thông tin đó nữa. Quang Linh Vlogs cũng khẳng định không cố tình quảng cáo lố về sản phẩm.Tình trạng sao Việt quảng cáo lố sản phẩm, khiến khán giả bức xúc, chỉ trích xảy ra khá phổ biến. Nhiều nghệ sĩ đã phải lên tiếng xin lỗi, thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm về việc này. Dân mạng nhiều lần nhắc nhở người nổi tiếng cần cẩn trọng hơn khi nhận quảng cáo, tránh để ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như chính uy tín của mình với công chúng.
Người dân phản đối khi núi Ngọc có nguy cơ bị 'xóa sổ' !
Chiều nay (20.2), HĐND TP.HCM khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Ngoài việc xem xét các tờ trình của UBND và thông qua các dự thảo nghị quyết, kỳ họp HĐND TP.HCM lần này tập trung vào công tác nhân sự. Dự kiến, các đại biểu sẽ bầu Chủ tịch UBND TP.HCM và một số chức danh khác thuộc bộ máy chính quyền TP.HCM.Trước đó, vào ngày 18.2, Quốc hội đã bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội khóa 15.Đến chiều 19.2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định, phân công ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Được tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP.HCM; giới thiệu để bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.Khi phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Được cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng giao trọng trách mới. Ông nhìn nhận đây vừa là vinh dự lớn, vừa là trách nhiệm nặng nề.Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định sẽ cùng tập thể lãnh đạo đoàn kết, vượt qua thử thách để đưa thành phố phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số.Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng cho biết ông Nguyễn Văn Được xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo bài bản và từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng.Ông Được là một cán bộ gương mẫu, sống chân thành, gần gũi với đồng chí, đồng nghiệp và người dân, đồng thời đã trải qua nhiều thử thách trong quá trình công tác.Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng nhấn mạnh rằng việc nhận nhiệm vụ mới là một vinh dự lớn, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với ông Nguyễn Văn Được. Đây cũng là cơ hội để ông Được phát huy năng lực, sở trường và đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM.Về quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Được (57 tuổi, quê tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị.Sự nghiệp của ông Nguyễn Văn Được gắn liền với nhiều vị trí quan trọng tại tỉnh Long An. Từ năm 1993 đến 2006, ông công tác tại Ban Quản lý ruộng đất tỉnh Long An. Sau đó, ông giữ các chức vụ như Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (2006 - 2007), Trưởng phòng TN-MT H.Thạnh Hóa (2007 - 2009), Phó giám đốc rồi Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An (2009 - 2013).Từ tháng 4.2013, ông làm Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh rồi sau đó làm Phó chủ tịch UBND tỉnh (2016 - 2019), Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy (2019 - 2020) và Bí thư Tỉnh ủy Long An từ tháng 10.2020.Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Được còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐND tỉnh Long An từ năm 2020. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng diễn ra vào ngày 30.1.2021, ông được bầu Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, nhiệm kỳ 2021 - 2026.